Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
(1) Tổng số nguồn vốn:Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp. Chỉ tiêu "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần "Nguồn vốn".
(2) Hệ số tự tài trợ:Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:
Hệ số tài trợ |
= |
Vốn chủ sở hữu |
Tổng số nguồn vốn |
"Vốn chủ sở hữu" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400), còn "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng nguồn vốn" (Mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.
(3) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn |
= |
Vốn chủ sở hữu |
Tài sản dài hạn |
"Tài sản dài hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Tài sản dài hạn" (Mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán. Cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính riêng cho từng bộ phận tài sản dài hạn (nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định đã và đang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư; bởi vì, tài sản cố định (đã và đang đầu tư) là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Khác với các bộ phận tài sản dài hạn hạn, doanh nghiệp không thể dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây chính là điều kiện cần thiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức sau:
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định |
= |
Vốn chủ sở hữu |
Tài sản cố định đã và đang đầu tư |
Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định” (Mã số 220) trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản cố định đã đầu tư (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tương ứng các chỉ tiêu có Mã số 221, 224, và 227) và tài sản cố định đang đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang có Mã số 230).
(4) Hệ số đầu tư:Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số đầu tư |
= |
Tài sản dài hạn - Phải thu dài hạn |
Tổng số tài sản |
Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ tài sản dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng quát) hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính dài hạn...); trong đó, hệ số đầu tư tài sản cố định được sử dụng phổ biến, phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu. Trị số này phụ thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể.
(5) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát |
= |
Tổng số tài sản |
Tổng số nợ phải trả |
"Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 270) và "Tổng số nợ phải trả" phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) và "Tổng số nợ phải trả" được phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.
(6) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:"Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn" là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn |
= |
Tài sản ngắn hạn |
Tổng số nợ ngắn hạn |
Giá trị "Tài sản ngắn hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu A "Tài sản ngắn hạn" (Mã số 100) và "Tổng số nợ ngắn hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu I "Nợ ngắn hạn" (Mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán.
(7) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh" là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh |
= |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
Tổng số nợ ngắn hạn |
Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” có trị số khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” không nhất thiết phải bằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; bởi vì, trị số của tử số trong công thức xác định chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được xác định trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng trong khi trị số của mẫu số lại được xác định trong khoảng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
"Tiền, các khoản tương đương tiền" phản ánh ở chỉ tiêu I "Tiền và các khoản tương đương tiền" (Mã số 110); trong đó, các khoản tương đương tiền" bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi...
(8) Hệ số khả năng chi trả:Do các chỉ tiêu như: "Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn" và "Hệ số khả năng thanh toán nhanh" mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Điều này rất dễ xẩy ra vì 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, muốn nâng cao trị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao cho các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống. Công việc này thực sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế toán; chẳng hạn, những ngày cuối kỳ (cuối quí, cuối năm), mặc dầu hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm. Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn...
Thứ hai, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình hình này thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ. Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản... theo mùa…).
Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, cần kết hợp với chỉ tiêu "Hệ số khả năng chi trả". Hệ số này sẽ khắc phục được nhược điểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.
Hệ số khả năng chi trả |
= |
Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ |
Nợ ngắn hạn |
Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Số liệu tử số của công thức trên được lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
(9) Khả năng sinh lời của tài sản (Return on assets - ROA):
Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu qủa sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
Khả năng sinh lời của tài sản |
= |
Lợi nhuận trước thuế |
Tổng tài sản bình quân |
Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế " trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn "Tổng tài sản bình quân” được tính như sau:
Tổng tài sản bình quân |
= |
Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm |
2 |
Trong đó, Tổng tài sản đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.
(10) Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE):
“Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu |
= |
Lợi nhuận sau thuế |
Vốn chủ sở hữu bình quân |
Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu bình quân" được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu bình quân |
= |
Tổng số vốn chủ sở hữu đầu kỳ + cuối kỳ |
2 |
Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400) trên Bảng cân đối kế toán (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" được phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN SAO VÀNG
===o0o===
Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng là công ty chuyên cung cấp Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kế toán trưởng, Dịch vụ lập báo cáo tài chính, Dịch vụ làm sổ sách kế toán, Dịch vụ thủ tục thuế, Dịch vụ khai thuế, Dịch vụ hoàn thuế, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ đại lý thuế, Dịch vụ quyết toán thuế, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Dịch vụ giải thể công ty, Dịch vụ tính lương, Cho thuê văn phòng, Dịch vụ văn phòng ảo, Dịch vụ thực hiện các công việc cho văn phòng đại diện nước ngoài và các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khác.Bạn có thể tham khảo các dịch vụ của Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng như sau:
CÁC DỊCH VỤ CỦA SAO VÀNG (Xem chi tiết)
DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KẾ TOÁN TRƯỞNG - SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Dịch vụ làm kế toán - Khai thuế hàng tháng; Dịch vụ làm kế toán - Kế toán trưởng cho công ty; Dịch vụ làm Kế toán - Kế toán trưởng - Khai thuế - Lao động - Bảo hiểm xã hội hàng tháng; Dịch vụ làm kế toán cho Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài; Dịch vụ làm kế toán trưởng; Dịch vụ làm sổ sách kế toán - Lập báo cáo tài chính; Dịch vụ soát xét sổ sách kế toán; Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
DỊCH VỤ THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THUẾ- KHAI THUẾ - QUYẾT TOÁN THUẾ
Dịch vụ khai thuế; Dịch vụ hoàn thuế; Dịch vụ quyết toán thuế; Dịch vụ hỗ trợ quyết toán thuế; Dịch vụ tư vấn thuế; Dịch vụ soát xét báo cáo quyết toán thuế; Dịch vụ hoàn thuế VAT; Dịch vụ hoàn thuế TNCN; Dịch vụ đại lý thuế.
THÀNH LẬP CÔNG TY - ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Thành lập công ty vốn Việt Nam; Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; Dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp, đầu tư (tên, địa chỉ, vốn ....); Dịch vụ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh, kho bãi; Dịch vụ giải thể công ty.
DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG - LAO ĐỘNG - BHXH
Dịch vụ tính Lương - Thuế - Lao động - BHXH; Dịch vụ đăng ký lao động, BHXH; Dịch vụ khai thuế và quyết toán thuế TNCN.
DỊCH VỤ CHO VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN; Dịch vụ Thuế - Lao động - Tiền lương - BHXH - Báo cáo hoạt động của VPĐD; Dịch vụ Khai thuế - Quyết toán thuế cho văn phòng đại diện; Dịch vụ tính Lương -Lao động - BHXH cho VPĐD; Dịch vụ giải thể Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN.
DỊCH VỤ CHO THUÊ VĂN PHÒNG - VĂN PHÒNG ẢO
Dịch vụ văn phòng ảo; Cho thuê địa điểm đặt trụ sở công ty; Dịch vụ cho thuê văn phòng.
Doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kế toán trưởng, Dịch vụ lập báo cáo tài chính, Dịch vụ làm sổ sách kế toán, Dịch vụ thủ tục thuế, Dịch vụ khai thuế, Dịch vụ hoàn thuế, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ đại lý thuế, Dịch vụ quyết toán thuế, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Dịch vụ giải thể công ty, Dịch vụ tính lương, Cho thuê văn phòng, Dịch vụ văn phòng ảo, Dịch vụ thực hiện các công việc cho văn phòng đại diện nước ngoài và các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khác. mời liên hệ với Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng để biết thêm chi tiết.
Để nhận được thông tin rõ hơn về dịch vụ, phí dịch vụ,
Mời quý khách đến trực tiếp Văn phòng hoặc liên hệ Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng như sau:
Thông tin địa chỉ liên hệ và số điện thoại liên lạc (Xem chi tiết)