Tiếng Việt   English  

Chuẩn mực đạo đức người làm nghề kế toán

Công ty Kế toán Sao Vàng

Công ty Kế toán Sao Vàng

Triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam hướng dẫn tóm tắt một số điểm chính dưới đây thuộc phạm vi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán để áp dụng thống nhất cho tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ kế toán.

Nhằm triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định có liên quan trong Luật Kế toán 2003, Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam hướng dẫn tóm tắt một số điểm chính dưới đây thuộc phạm vi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán để áp dụng thống nhất cho tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ kế toán, các cá nhân hành nghề kế toán và người làm kế toán nói chung với phương châm “dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra”.

I.  Quy định chung

1. Mục đích của Chuẩn mực đạo đức

Chuẩn mực đạo đức quy định các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán bao gồm kế toán viên, phụ trách kế toán, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và những người hành nghề kế toán theo luật định.

Các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy lại thành những tiêu chí về đạo đức, mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của họ.

2. Yêu cầu về đạo đức của người làm kế toán và hành nghề kế toán

Yêu cầu chung về đạo đức mà người làm kế toán phải đạt tới là:

2.1. Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải có được sự tín nhiệm của xã hội về tư cách của họ và về những thông tin kế toán mà họ cung cấp, công bố.

2.2. Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải luôn luôn phấn đấu hoàn thiện mình để có trình độ chuyên môn ngày càng cao, đáp ứng đòi hỏi của công việc, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, thành thạo về kỹ năng nghiệp vụ, thích ứng với vị trí công tác mà mình đảm trách.

2.3. Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải luôn đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán và dịch vụ kế toán có chất lượng, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán, phản ánh trung thực, khách quan thực trạng kinh tế, tài chính của đơn vị và đảm bảo các thông tin kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.

2.4. Người làm kế toán và hành nghề kế toán nhận được sự tín nhiệm và tin cậy của lãnh đạo, bạn đồng nghiệp, công chúng trong công việc và cuộc sống. Sự tín nhiệm của đồng nghiệp và công chúng tạo nên danh tiếng và là thước đo đánh giá phẩm chất đạo đức của người làm kế toán. Điều này giúp tăng cường sự tín nhiệm của xã hội đối với nghề nghiệp kế toán trong công việc và đời sống kinh tế xã hội.

3.  Đối tượng và phạm vi áp dụng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán

3.1- Những quy định áp dụng chung cho tất cả mọi người làm kế toán: Kế toán trưởng,phụ trách kế toán, kế toán viên và người hành nghề kế toán.

3.2 Những quy định áp dụng riêng cho những người có chứng chỉ hành nghề kế toán đang hoạt động độc lập hoặc làm việc trong các doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ kế toán.

3.3. Các đơn vị kế toán, các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chức năng tư vấn về kế toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán cũng phải thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt động của mình.

II- Những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán

1. Độc lập trong hoạt động nghiệp vụ

Chỉ tuân thủ theo pháp luật, không bị chi phối hoặc tác động bởi bất cứ thế lực bên ngoài hoặc lợi ích vật chất, tinh thần khi làm việc;

Người hành nghề kế toán không được nhận làm  dịch vụ kế toán cho đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (góp vốn kinh doanh, quan hệ tín dụng, là cổ đông chi phối, có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý…);

Không được làm kế toán và cung cấp dịch vụ kế toán ở cơ quan, tổ chức có quan hệ gia đình ruột thịt (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột) là người trong bộ máy điều hành (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, ban);

Không được vừa làm dịch vụ kế toán, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng;

Nếu trong hoạt động xuất hiện các yếu tố làm hạn chế tính độc lập thì phải loại bỏ, nếu không có giải pháp, phải nêu rõ trong báo cáo dịch vụ kế toán.

2. Chính trực

Thẳng thắn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp;

Không vụ lợi, tham lam, vị kỷ;

Chính kiến rõ ràng;

Có thái độ tôn trọng pháp luật, chuẩn mực, quy chế, kiên quyết bảo vệ pháp luật và lẽ phải.

3. Khách quan

Tôn trọng sự thật, phản ánh đúng bản chất các hoạt động kinh tế, tài chính, không bôi đen, tô hồng thực trạng tài chính;

Không cục bộ, thiên vị, thành kiến khi làm nhiệm vụ chuyên môn;

Nhận thức đúng thực tiễn, có biện pháp và phương pháp đúng đắn khi phản ánh thực tiễn vào sổ sách, báo cáo kế toán.

4. Có năng lực chuyên môn và có tính thận trọng

Phải được đào tạo cơ bản để đảm bảo cho người làm kế toán có kiến thức cần thiết, phù hợp với công việc được giao. Tiêu chuẩn bằng cấp cho từng ngạch bậc công việc, đặc biệt cho người phụ trách kế toán hoặc kế toán trưởng phải theo quy định của pháp luật;

Phải có khả năng, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ kế toán được giao;

Phải có tính thận trọng cao khi đảm nhận bất kể nội dung nào của công tác kế toán, đặc biệt là ở những khâu liên quan đến lợi ích kinh tế của nhà nước, của đơn vị hoặc của người lao động;

Luôn luôn có tinh thần học hỏi, thật sự cầu thị và luôn tìm mọi cách để cập nhật kiến thức hiện đại về nghề nghiệp.

5. Có ý thức và kỷ luật trong bảo mật khi làm kế toán

Biết giữ gìn bí mật thông tin về nghề nghiệp, nhất là thông tin trực tiếp liên quan đến thực trạng tài chính của đơn vị;

Không được tiết lộ thông tin kế toán khi chưa được phép của người có thẩm quyền;

Chỉ được phép cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp cho phép.

6. Phải đảm bảo tư cách nghề nghiệp

Ý thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, người hành nghề kế toán và kiên quyết bảo vệ quyền hợp pháp của tổ chức mà mình đại diện và quyền hợp pháp của bản thân với mục đích nêu cao tư cách người kế toán và uy tín nghề nghiệp;

Không phát ngôn thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm làm người khác hiểu sai về nghề nghiệp kế toán;

Không làm những việc hoặc có hành vi trái với trách nhiệm và quyền hạn nghề nghiệp gây phương hại đến uy tín nghề nghiệp;

Kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói, hành vi xâm hại uy tín nghề nghiệp kế toán.

7. Tuân thủ luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán

Hiểu biết, tuân thủ và kiên quyết thực hiện các quy định của Luật kế toán, các quy phạm pháp luật khác có liên quan cũng như chuẩn mực, chế độ kế toán;

Tuyên truyền, giúp đỡ để đồng nghiệp và đối tác cùng hiểu và tuân thủ luật pháp, chuẩn

mực, chế độ kế toán;

Đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành vi vi phạm luật pháp, chuẩn mực, chế độ kế toán;

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm làm việc để góp phần hoàn thiện luật pháp, chuẩn mực kế toán.

8. Nhận biết, đề phòng và ngăn chặn các nguy cơ gây tác hại đến nghề nghiệp

8.1. Nguy cơ do tư lợi, vụ lợi của bản thân hoặc của người khác có thể làm xuyên tạc bản chất của nghề nghiệp kế toán và làm suy giảm đạo đức nghề nghiệp;

8.2. Nguy cơ tự kiểm tra : Đề phòng khi phải tự xem xét lại kết quả công việc trước dây của tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân mình, đừng để cho tính thiên vị làm sai lệch kết quả tự kiểm tra, chỉ có như vậy người làm kế toán và người hành nghề kế toán mới giữ gìn được đạo đức nghề nghiệp của mình;

8.3. Nguy cơ tự bào chữa : Phải thật khách quan, trung thực để tránh việc quá tự tin, quá biện hộ cho ý kiến của mình khi đánh giá, phán quyết những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp (của bản thân, kể cả của người khác). Điều này đảm bảo cho các yêu cầu của kế toán được thực hiện và đảm bảo sự công bằng khi đánh giá;

8.4. Nguy cơ từ quan hệ tình cảm ,từ sự thân quen. Tránh để cho quan hệ tình cảm làm thiên lệch tính khách quan, công bằng. Cần xử lý các quan hệ công việc một cách công tâm, dứt khoát, theo chuẩn mực, không để cho tình gia tộc, tình bằng hữu, tính gia đình làm hại đến tính khách quan, trung thực của nghề nghiệp;

8.5. Nguy cơ đe dọa:Tránh hoặc kiên quyết chống lại mọi hành vi đe dọa, lợi dụng, ép buộc từ mọi phía, kể cả từ cấp trên để đảm bảo tính độc lập, khách quan và trung thực. Có như vậy mới bảo vệ được luật pháp, chuẩn mực, mới nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác kế toán và mới bảo vệ được nhân cách kế toán viên. Nếu cần, phải tố cáo mọi hành vi đe dọa, ép buộc trước pháp luật, trước người có thẩm quyền và nhà chức trách để bảo vệ danh dự nghề nghiệp;

8.6. Riêng đối với kế toán viên là công chức, viên chức làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn cần tỉnh táo đề phòng các nguy cơ do địa vị và môi trường công tác gây ra có thể ảnh hưởng xấu đến đạo đức nghề nghiệp, như:

-  Hành động trái với pháp luật hay các quy định;

-  Hành động trái với các chuẩn mực kỹ thuật hay chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm cả nguy cơ đứng trước các lợi ích kinh tế có liên quan đến hoạt động, nguy cơ được nhận ưu đãi không đúng;

-  Nói dối, giữ im lặng hay cố tình làm cho người khác, đặc biệt là cơ quan ngoại kiểm hiểu nhầm thực chất vấn đề;

-  Tham gia tạo dựng và công bố báo cáo tài chính sai lệch.

Nếu áp lực từ phía cơ quan, tổ chức, từ lãnh đạo, từ người có trách nhiệm bên ngoài mà kế toán viên không tự giải quyết thì phải tiến hành các biện pháp tự bảo vệ, như trình lãnh đạo, xin tư vấn chuyên gia (có thể các luật gia), báo cáo nhà chức trách…

III- Những quy định có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kế toán

1. Những người sau đây không được làm kế toán, phụ trách kế toán, kế toán trưởng và hành nghề kế toán

1.1-  Những người không được làm kế toán theo quy định tại Điều 51 và người không đủ điều kiện làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật kế toán 2003;

1.2-  Những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 53 Luật Kế toán 2003 không được làm kế toán trưởng;

1.3- Những người chưa có chứng chỉ kế toán viên hành nghề theo quy định của pháp luật, không được hành nghề kế toán (cung cấp dịch vụ kế toán).

2. Những hành vi bị nghiêm cấm, bị xử phạt hành chính đối với người làm kế toán, phụ trách kế toán, kế toán trưởng và kế toán viên hành nghề

2.1- Những hành vi bị nghiêm cấm

Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khai giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;

Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;

Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định.

2.2-  Những hành vi bị xử phạt hành chính

Người làm kế toán và người hành nghề kế toán vi phạm các quy định về kế toán sau đây sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 185/2004/NĐ-CP, ngày 4/11/2004 của Chính phủ:

Vi phạm quy định về chứng từ kế toán,

Vi phạm quy định về sổ kế toán,

Vi phạm quy định về tài khoản kế toánV,

Vi phạm về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chínhV,

Vi phạm quy định về kiểm tra kế toánV,

Vi phạm về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán,

Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản,

Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán,

Vi phạm quy định về hành nghề kế toán.

Bản Hướng dẫn tóm tắt những nội dung chính của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên đây của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam tập trung vào những mục tiêu, tiêu chí cơ bản mà nếu thực hiện được chúng sẽ tạo nên nền tảng đạo đức nghề nghiệp ổn định và bền vững của người làm kế toán.

Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc, các Hội và phân hội kế toán các ngành, tỉnh, thành phố cần quán triệt và tuyên truyền, phổ biến cho hội viên và những người làm kế toán, người hành nghề kế toán, đặc biệt cần sớm đưa vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng về kế toán để hội viên và những người làm kế toán nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của mình.

Những phát sinh trong quan hệ nghề nghiệp kế toán rất đa dạng và phức tạp. Cùng với quá trình hoàn thiện chuẩn mực và qua hoạt động thực tiễn, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nội dung hướng dẫn trên cơ sở tổng hợp, phân tích các đóng góp từ cơ sở.

========================

DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN SAO VÀNG

===o0o===

Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kế toán, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ thủ tục thuế và được Bộ tài chính Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của Sao Vàng (Xem chi tiết) 

Thuê tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật để làm kế toán, doanh nghiệp đi thuê có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN (Xem chi tiết)

Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng  là công ty chuyên cung cấp Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kế toán trưởng, Dịch vụ thủ tục thuế, Dịch vụ khai thuế, Dịch vụ hoàn thuế, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ đại lý thuế, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Dịch vụ giải thể công ty, Dịch vụ tính lương, Dịch vụ văn phòng ảo, Dịch vụ thực hiện các công việc cho văn phòng đại diện nước ngoài và các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khác.

Bạn có thể tham khảo các dịch vụ của Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng như sau:

CÁC DỊCH VỤ CỦA SAO VÀNG (Xem chi tiết)

DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KẾ TOÁN TRƯỞNG

1-Dịch vụ làm kế toán - Khai thuế hàng tháng (Xem chi tiết)

2-Dịch vụ làm kế toán - Kế toán trưởng cho công ty (Xem chi tiết)

3-Dịch vụ làm Kế toán - Kế toán trưởng - Khai thuế - Lao động - Bảo hiểm xã hội hàng tháng (Xem chi tiết)

4-Dịch vụ làm kế toán cho Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài (Xem chi tiết)

5-Dịch vụ làm kế toán trưởng (Xem chi tiết)

6-Dịch vụ làm sổ sách kế toán - Lập báo cáo tài chính (Xem chi tiết)

7-Dịch vụ soát xét sổ sách kế toán (Xem chi tiết)

8-Dịch vụ kế toán trọn gói (Xem chi tiết)

DỊCH VỤ THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THUẾ

1-Dịch vụ khai thuế (Xem chi tiết)

2-Dịch vụ hoàn thuế (Xem chi tiết)

3-Dịch vụ quyết toán thuế (Xem chi tiết)

4-Dịch vụ tư vấn thuế (Xem chi tiết)

5-Dịch vụ soát xét báo cáo quyết toán thuế (Xem chi tiết)

6-Dịch vụ hoàn thuế VAT (Xem chi tiết)

7-Dịch vụ hoàn thuế TNCN (Xem chi tiết)

THÀNH LẬP CÔNG TY - ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1-Thành lập công ty vốn Việt Nam (Xem chi tiết)

2-Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Xem chi tiết)

3-Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (Xem chi tiết)

4-Dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp, đầu tư (tên, địa chỉ, vốn ....) (Xem chi tiết)

5-Dịch vụ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh, kho bãi (Xem chi tiết)

6-Dịch vụ giải thể công ty (Xem chi tiết)

DỊCH VỤ TÍNH LƯƠNG - LAO ĐỘNG - BHXH

1-Dịch vụ tính Lương - Thuế - Lao động - BHXH (Xem chi tiết)

2-Dịch vụ tính lương (Xem chi tiết)

3-Dịch vụ đăng ký lao động, BHXH  (Xem chi tiết)

4-Dịch vụ khai thuế và quyết toán thuế TNCN  (Xem chi tiết)

DỊCH VỤ CHO VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

1-Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN (Xem chi tiết)

2-Dịch vụ Thuế - Lao động - Tiền lương - BHXH - Báo cáo hoạt động của VPĐD (Xem chi tiết)

3-Dịch vụ Khai thuế - Quyết toán thuế cho văn phòng đại diện (Xem chi tiết)

4-Dịch vụ tính Lương -Lao động - BHXH cho VPĐD(Xem chi tiết)

5-Dịch vụ giải thể Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN (Xem chi tiết)

DỊCH VỤ CHO THUÊ VĂN PHÒNG - VĂN PHÒNG ẢO

1-Dịch vụ văn phòng ảo (Xem chi tiết)

2-Cho thuê địa điểm đặt trụ sở công ty (Xem chi tiết)

Doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng Dịch vụ kế toán, Dịch vụ kế toán trưởng, Dịch vụ thủ tục thuế, Dịch vụ khai thuế, Dịch vụ hoàn thuế, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ đại lý thuế, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Dịch vụ giải thể công ty, Dịch vụ tính lương, Dịch vụ văn phòng ảo, Dịch vụ thực hiện các công việc cho văn phòng đại diện nước ngoài và các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khác. mời liên hệ với Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng để biết thêm chi tiết.

 Để nhận được thông tin rõ hơn về dịch vụ, phí dịch vụ,

Mời quý khách đến trực tiếp Văn phòng hoặc liên hệ Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng như sau:

Thông tin địa chỉ liên hệ và số điện thoại liên lạc (Xem chi tiết)



 

Các tin khác

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

028.3620.8435 0914.19.07.07 0942.05.04.07
Giấy phép kinh doanh số : 0308929524 cấp ngày : 29/05/2009 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh
Người đại diện: ông Thủy Ngọc Thu