Tiếng Việt   English  

Các nhà đầu tư vĩ đại trong lịch sử

Tiền bạc và danh vọng đó là điều mà nhiều người theo đuổi. Có nhiều cách để có thể đạt được điều này, và trở thành game thủ trên sân chơi đầu tư là một. Tuy nhiên, để tỏa sáng, bạn cần nhiều hơn là một chút may mắn.

 

Trong sân chơi tài chính, có vô số người tham gia, nhưng chỉ một số là thành danh và tỏa sáng. Tất nhiên, họ đều là những tay chơi cự phách, ưu tuyệt hơn hẳn nhưng người còn lại, họ kiếm được cả gia tài, và cũng để vuột khỏi tay cả gia tài, nhiều người trong số đó không chỉ giữ vinh quang cho riêng mình mà còn giúp cho hàng triệu người khác có thể có được sự thành công giống họ. Bài viết xin được giới thiệu tới các bạn một số gương mặt lỗi lạc trong giới đầu tư.

Nhìn chung mỗi người đều có những chiến lược và triết lý riêng định hướng cho hoạt động đầu tư của mình, có người đưa ra những cách thức đầu tư mới và sáng tạo, lại có những người lựa chọn chứng khoán hoàn toàn theo cảm tính và trực giác. Nhưng có một điều mà tất cả các nhà đầu tư này không khác gì nhau, đó là họ đều có khả năng đánh bại thị trường, và là người chiến thắng trên sân chơi.

1- John (Jack) Bogle

jack bogle.gifJack Bogle lấy bằng cử nhân kinh tế học tại trường đại học Princeton vào năm 1951, chuyên sâu về quỹ tương hỗ (mutual fund). Sau đó, ông làm việc cho công ty tư vấn tài chính Wellington Managemen từ năm 1951 tới năm 1974. Cũng chính tại công ty này mà Jack Bogle đã học thêm được nhiều điều về lĩnh vực quản lý đầu tư, sau đó thành lập công ty Vanguard vào cuối năm, trở thành tổng giám đốc và chủ tịch của công ty trước khi nghỉ hưu vào năm 1999. Với tư cách là chủ tịch trung tâm nghiên cứu thị trường tài chính  của công ty Vanguard, ông tiếp tục viết bài và giảng dạy về các vấn đề có liên quan đến đầu tư, và được công nhận là linh hồn của lĩnh vực đầu tư quỹ tương hỗ.

Trong cuốn sách "Thử nghiệm Vanguard: John Bogle tìm cách thay đổi lĩnh vực đầu tư quỹ " (The Vanguard Experiment: John Bogle's Quest to Transform the Mutual Fund Industry) xuất bản vào năm 1996, Robert Slater đã mô tả cuộc đời của Bogle giống như một cuộc cách mạng, đấu tranh không khoan nhượng trước những quan niệm xưa cũ, kiên quyết và trung thành với những nguyên tắc mà ông đã tìm ra, đó là" đặt lợi ích của các nhà đầu tư lên trên hết", thẳng thắn phê bình những hoạt động của các quỹ đi ngược lại với tôn chỉ này.

Nói theo cách đơn giản nhất, triết lý đầu tư của Jack Bogle là ủng hộ việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư vào các quỹ tương hỗ vững mạnh, đặc trưng bởi các đặc điểm như: chi phí hoạt động thấp, thu nhập thấp (low-return), được quản lý tốt và tuân theo chiến lược đầu tư bị động. Ông cũng đề xuất rằng các nhà đầu tư cá nhân nên chú trọng vào các yếu tố như:

    Tính ưu việt của các công cụ đầu tư đơn giản

    Tối thiểu các chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư.

    Tính kinh tế của các hoạt động đầu tư dài hạn

    Mức độ phụ thuộc vào các phân tích dựa trên lý trí và tránh tác động của cảm xúc tới các quyết định đầu tư.

    Tính phổ biến của các chỉ số đầu tư, mức độ phù hợp của chiến lược đầu tư đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Jim Cramer_một tay buôn chứng khoán cự phách đã thể hiện sự ngưỡng mộ với phong cách đầu tư của Bogle thông qua lời phát biểu của mình "Sau khi dành trọn cả cuộc đời cho việc chọn chứng khoán để đầu tư, tôi phải thừa nhận rằng việc Bogle tranh đấu để ủng hộ cho các quỹ đầu tư theo chỉ số đã khiến tôi muốn kề vai sát cánh với ông hơn là tìm cách để đánh bại"

2-Warren Buffett

warren.gifWarren Buffett tốt nghiệp trường đại học Nebraska vào năm1950, có được bằng cử nhân về khoa học. Sau khi đọc cuốn  sách "Nhà đầu tư thông minh" (The Intelligent Investor) của tác giả Benjamin Graham, ông rất muốn được học Graham, chính vì vậy Buffet đã tới học tại đại học Columbia và có được bằng thạc sĩ khoa học vào năm 1951.

Sau đó ông đã trở về Omaha, thành lập nên công ty đầu tư  Buffett-Falk & Company, làm việc với tư cách là một nhân viên bán chứng chỉ quỹ đầu tư từ năm 1951 đến 1954. Trong suốt thời gian này, mối quan hệ giữa Buffet và Graham đã trở nên thân thiết, mang đến cho ông một công việc tại tập đoàn Graham-Newman chi nhánh tại New York, với tư cách là một nhân viên phân tích chứng khoán từ năm 1954 đến 1956. Hai năm làm việc kề vai sát cánh cạnh Graham, phân tích hàng trăm công ty là hai năm quan trọng trong cuộc đời của Buffet bởi đó là những viên gạch đầu tiên hình thành nên phương pháp đầu tư mang lại thành công rực rỡ cho ông.

Mong muốn được làm việc độc lập, Buffet đã trở về Omha, khởi nghiệp ở tuổi 25 với số vốn đầu tư ban đầu là 100.000 đô la. Từ năm 1956 đến 1969, khi công ty của Buffet bị giải thể, các nhà đầu tư trong đó có cả Buffet đã kiếm lợi được gấp 3 lần trên mỗi cổ phiếu mà họ nắm giữ. Trước khi quyết định thanh lý công ty, Buffet đã mua lại công ty dệt may Berkshire Hathaway một công ty làm  ăn yếu kém tại New Bedford, Massachusetts, vào năm 1965. Sau khi mua lại công ty này, Buffet đã làm xoay chuyển tình thế, cải cách lại bộ máy tài chính của công ty, một mặt duy trì hoạt động dệt may của công ty cho dù phải đối mặt với sức ép ngày một cao, mặt khác cũng thông qua công ty để tiến hành nhiều hoạt động đầu tư khác.

Chính sự sụp đổ của thị trường vào giai đoạn 1973-1974 đã mang lại cho  Berkshire cơ hội vàng để mua lại doanh nghiệp khác với mức giá hời. Buffet đã dấn thân vào những vụ mua bán, trong đó có vụ đầu tư vào The Washington Post. Những ngày vàng của Berkshire Hathaway vẫn còn kéo dài cho đến tận bây giờ, khi mà công ty này đã trở thành một doanh nghiệp hùng mạnh, hoạt động đa lĩnh vực, với tổng giá trị tài sản và doanh số tương ứng khoảng 240 tỉ $ và 100 tỉ $ tính đến cuối năm 2006.

Phong cách đầu tư của Buffet là dựa trên các nguyên tắc, sự kiên trì, giá trị thực. Chính phong cách này đã mang lại những thành công liên tiếp cho Buffet. John Train tác giả của cuốn sách "The Money Masters" xuất bản nắm 1980 đã nói về Buffet với những lời lẽ tán dương hết mực "Điều đặc biệt trong lối suy nghĩ của Buffet đó là thế giới kinh doanh được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực kinh doanh_mỗi lĩnh vực đều rất đáng đầu tư_và có rất nhiều doanh nghiệp chẳng có sức hấp dẫn gì để đầu tư dài hạn. Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp đều không đáng với cái giá được chào bán, nhưng trong một số trường hợp lại có những doanh nghiệp được bán rẻ như cho. Khi điều đó xảy ra, hãy mạnh tay mà mua vào, đừng có chú ý đến tình trạng trước mắt cũng như những dự đoán của thị trường".

Một số tiêu chí của Buffet về doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư:

    Doanh nghiệp phải có chỉ số thu nhập trên vốn tốt, không vay nợ quá nhiều

    Phải nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp

    Hoạt động kinh doanh có lãi, dòng tiền tốt.

    Có hệ thống nhượng quyền tốt

    Thu nhập của doanh nghiệp là có thể dự đoán được

    Quản lý doanh nghiệp phải theo hướng đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông.

3-David Dreman

Dreman.gifDavid Dreman tốt nghiệp trường đại học Manitoba (Canada) năm 1958, sau khi tốt nghiệp, ông làm việc với cương vị là giám đốc nghiên cứu cho Rauscher Pierce, nhân viên đầu tư cao cấp cho Seligman, và biên tập viên cấp cao của  Value Line Investment Service. Năm 1977, Dreman thành lập công ty đầu tư của chính mình, mang tên  Dreman Value Management, Inc, đảm nhiệm chức vụ giám đốc và chủ tịch công ty.

Mọi người nói rằng Dreman đã khởi đầu rất khó khăn với những nguyên tắc đầu tư của riêng ông. Năm 1969, Dreman, mới chỉ là anh lính chân ướt chân ráo gia nhập đội ngũ các nhà phân tích, đã tuân theo tâm lý của đám đông trên thị trường, đầu tư khi giá cổ phiếu của các công ty tăng vọt mà chẳng cần để ý tới kết quả hoạt động, lãi lỗ của công ty ra sao. Phát biểu của Dreman đã được trích dẫn trên nhiều tờ báo "tôi đầu tư vào các cổ phiếu và rốt cục chỉ giữ được một phần tư những gì đã bỏ ra ". Sau bài học đau thương vì chạy theo tâm lý đám đông, Dreman đi sâu tìm hiểu những tác động của tâm lý tới hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường, đồng thời cũng hình thành cho mình một phong cách đầu tư khác biệt. Trong một bài báo trên tạp chí Kiplinger's Personal Finance Magazine năm 2001, ông đã giải thích về cách thức đầu tư của mình rằng "tôi mua các cố phiếu khi giá của chúng đang rơi xuống vực. Tôi trung thành với nguyên tắc đầu tư của mình. Tôi luôn mua các cổ phiếu có tỉ lệ P/E và P/B thấp nhưng lại có mức sinh lợi cao hơn bình quân thị trường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu bị "thất sủng" trên thị trường với tỉ lệ P/E, PB và hệ số giá trên dòng tiền (price-to-cash flow) thấp đã thắng thế trên thị trường trong suốt quãng thời gian dài "

4-Philip Fisher

Fisher.gifSự nghiệp của Philip Fisher bắt đầu năm 1928 khi ông tốt nghiệp đại học Stanford Business School và tới làm việc với tư cách là nhân viên phân tích chứng khoán cho ngân hàng Anglo-London Bank tại San Francisco. Tuy nhiên, Fisher đã sớm rời khỏi ngân hàng này và đứng ra thành lập công ty quản lý tiền mang tên Fisher & Company vào năm 1931. Ông đã quản lý hoạt động của công ty này từ ngày thành lập cho đến tận khi nghỉ hưu ở độ tuổi 91 (năm 1999), được rất nhiều người ngưỡng mộ vì đã làm cho các khoản đầu tư của khách hàng sinh lời nhanh chóng.

Mặc dù tới tận 50 năm sau cái tên Silicon Valley mới vang danh trên toàn thế giới nhưng Fisher đã sớm để tâm đến các công ty có tốc độ đổi mới nhanh, định hướng bởi nghiên cứu và phát triển (R&D). Fisher thường tiến hành các đầu tư dài hạn, tìm mọi cách để mua được các công ty lớn với mức giá phải chăng. Tuy nhiên, ông lại là một người rất kín tiếng, ít khi trả lời các cuộc phỏng vấn, kĩ lưỡng trong việc chọn khách hàng và đối tác. Chỉ đến năm 1958 khi cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản thì công chúng mới có dịp biết đến ông nhiều hơn.

Ở tuổi "thất thập" Fisher đã gặt hái được những thành công rực rỡ từ việc đầu tư dài hạn vào các công ty được quản lý tốt, tăng trưởng cao, đơn cử như việc mua cổ phiếu của Motorola vào năm 1955, và nắm giữ cho đến tận năm 2004. Trong tác phẩm "fifteen points to look for in a common stock", nội dung cuốn sách được chia nhỏ thành hai mục lớn: chất lượng quản lý và đặc tính ngành. Những yếu tố quan trọng đối với hoạt động quản lý là sự trung thực, kế toán chặt chẽ, triển vọng dài hạn tốt, sẵn sàng đổi mới, kiểm soát tài chính và chính sách nhân sự tốt, có khả năng tiếp cận. Đối với các đặc tính kinh doanh, điểm mấu chốt là một định hướng tăng trưởng, biên lợi nhuận cao, thu nhập trên vốn đầu tư cao, quan tâm tới R&D, doanh thu tốt, có vị thế trong ngành, có thương hiệu.

Fisher luôn cố gắng thu thập các thông tin chi tiết về mỗi doanh nghiệp. Ông là một chuyên gia trong việc sử dụng mạng thông tin,  khai thác các mối quan hệ sẵn có để có thể thu thập và tổng hợp các thông tin và hiểu biết về một công ty.

5-Benjamin Graham

Graham.gifBenjamin Graham biết tới nước  Mỹ khi ông vừa một tuổi, khi cùng gia đình rời nước Anh để nhập cư vào đất nước này. Ông lớn lên tại Manhattan và Brooklyn, New York. Cha Graham qua đời khi ông mới chỉ là cậu bé 9 tuổi. Cuộc sống nhọc nhằn, eo hẹp về mặt kinh tế đã sớm đẩy Graham tới nỗi lo làm sao có thể cải thiện được tình hình tài chính của gia đình.

Tốt nghiệp đại học Columbia năm 1914, ngay lập tức Graham tới làm việc cho một công ty phố Wall, Newburger, Henderson & Loeb với vị trí là một nhân viên thông tin. Năm 1920, ông trở thành một cộng sự quan trọng trong công ty.

Năm 1926, Graham bắt tay cùng Jerome Newman thành lập công ty đầu tư, đồng thời bắt đầu giảng dạy về tài chính ở trường đại học Columbia_một công việc gắn bó với ông cho tới lúc về hưu năm 1956. Graham đã gần như mất sạch sau cuộc đại suy thoái năm 1929, nhưng công ty đầu tư của ông thì vẫn trụ vững và dần lấy lại được vị thế. Graham đã rút ra  những bài học quý giá từ thất bại trên. Năm 1934, ông cùng hợp tác viết cuốn sách "phân tích chứng khoán" (Security Analysis) được coi là tác phẩm đầu tư kinh điển.

Có một giai thoại kể về Graham như sau: năm 1984, Buffet trở lại trường đại học Columbia để phát biểu trước lễ kỉ niệm 50 năm phát hành cuốn sách "phân tích chứng khoán". Trong suốt bài phát biểu của mình, Buffet đã trình bày về những thành công của mình, của Ruane, Knapp, và Schloss_đều là những nhà quản lý đầu tư thành công và là học trò của Graham tại Columbia. Những gì mà họ đạt được có thể khiến cả thế giới phải ghen tị, họ có những danh mục đầu tư khác nhau, những cổ phiếu mà họ lựa chọn cũng rất khác nhau, nhưng có một điều mà tất cả đều như một, đó là sự trung thành với nguyên tắc đầu tư của người thấy Graham.  "

Chỉ một vài dòng ngắn ngủi sẽ không thể diễn tả hết được phong cách đầu tư của Graham. Nhưng hiểu một cách chung nhất, đó là phong cách đầu tư giá trị (value investing), một khoản đầu tư phải mang lại những giá trị lớn hơn. Ông tin vào những phân tích cơ bản và thấu hiểu kĩ lưỡng. Ông tìm kiếm những công ty có bản báo cáo lành mạnh, vay nợ ở mức thấp, lợi nhuân cao hơn mức thị trường, dòng tiền dương...

Graham cũng là người đưa ra thuật ngữ "biên an toàn" để lý giải cho việc tìm kiếm những công ty dưới giá trị, giá cổ phiếu còn ở mức thấp, nhưng lại có nền tảng vững chắc để tăng trưởng trong dài hạn. Biên an toàn là khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá trị nội tại của một chứng  khoán, mức chênh lệch càng lớn, cơ hội đầu tư càng hấp dẫn.

Graham luôn tin rằng nhận định của thị trường về giá trị của các chứng khoán thường không đúng. Ông sử dụng từ "Mr Market" để ngầm chỉ một sự thật rằng giá cả chứng khoán có sự giao động rất lớn, và chính điều này sẽ mang lại cho những nhà đầu tư khôn ngoan cơ hội để mua khi giá giảm và bán khi giá tăng".

6-Jesse L. Livermore

Livermore.gifKhi còn là cậu thanh niên Livermore đã rời nhà để thoát khỏi cuộc sống quanh quẩn đồng ruộng. Livermore tới Boston và bắt đầu sự nghiệp của mình làm chân dán báo giá chứng khoán cho công ty môi giới chứng khoán Paine Webber. 15 tuổi, Livermore bắt đầu tập chơi chứng khoán và kiếm được khoảng 1000$_một số tiền không nhỏ vào thời điểm đó. Một vài năm sau, Livermore lại kiếm được món hời khi đánh cược với các "booket shops"_một hoạt động bị cấm vào thời điểm đó. Hiểu nôm na, đây là cách thức giao dịch khống trong đó người môi giới và khách hàng thỏa thuận với nhau. Người môi giới chấp nhận lệnh mua hay lệnh bán của khách hàng, nhưng sẽ không có một giao dịch thực sự nào được thực hiện. Tất cả phụ thuộc vào biến động của giá cả và người môi giới sẽ được lợi khi khách hàng của anh ta buộc phải thanh lý hợp đồng tại một mức giá lỗ. Khách hàng của  Livermore thậm chí còn đánh cược trên chính căn nhà của họ.

Livermore thành công đến mức ông bị tất cả các công ty môi giới ở Boston cấm cửa, do đó  Livermore buộc phải dời tới New York, nơi mà sự thành công cũng như thất bại của ông đã khiến ông vang danh không những trên phố Wall mà còn trên toàn thế giới.  Livermore đã đi qua những nốt thăng trầm của cuộc đời và sự nghiệp, cuối cùng kết thúc trong bi kịch khi ông tự tử ở độ tuổi 63.  Ông không có được bất cứ sự đào tạo hay kinh nghiệm giao dịch chính thống nào. Đây là người đàn ông được nhào nặn nên từ ánh huy hoàng của thành công và nỗi đau thương của thất bại.

Giống như nhiều nhà đầu tư khác,  Livermore có những nguyên tắc đầu tư của riêng mình. Tiền không phải có được từ những giao dịch trong ngày theo những biến động giá cả. Điều quan trọng là phải nhìn nhận thị trường như là một tổng thể chứ không chỉ đơn thuần xét một chứng khoán đơn lẻ. Sẽ thành công hơn nếu xác định xu hướng biến động của toàn thị trường hơn là phán đoán xu hướng biến động của mỗi loại cổ phiếu. Thực hiện chiến lược mua và nắm giữ khi thị trường đi lên, bán ngay khi nó mất đi xu thế đó. Luôn tìm hiểu các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế. Livermore phân biệt các nhà đầu tư thành công với các nhà đầu tư khác dựa trên những nỗ lực mà họ đổ vào hoạt động đầu tư, ông cho rằng những người đầu tư ngắn hạn cuối cũng rồi cũng sẽ tự làm cụt vốn của mình. Thêm vào đó, Livermore rất thận trọng với những nguồn thông tin ông có được, bỏ qua những thông tin nội bộ và tự mình đưa ra những phân tích độc lập.

Các tin khác

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

028.3620.8435 0914.19.07.07 0942.05.04.07
Giấy phép kinh doanh số : 0308929524 cấp ngày : 29/05/2009 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh
Người đại diện: ông Thủy Ngọc Thu